Xin việc
Mẹo và lời khuyên tìm việc
Một khi đã tìm được công việc đúng ý, công việc mới thực sự mới bắt đầu. Phần này trình bày về các bước cần thiết để bạn có cơ hội tốt nhất để tìm được công việc mình muốn.
Một khi đã tìm được công việc đúng ý, công việc mới thực sự mới bắt đầu. Phần này trình bày về các bước cần thiết để bạn có cơ hội tốt nhất để tìm được công việc mình muốn.
Bạn càng hiểu về công ty mà bạn hi vọng được bắt đầu làm việc thì bạn càng có cơ hội gây ấn tượng với người phỏng vấn bạn. Hãy đảm bảo bạn:
Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn gửi hồ sơ cá nhân hoặc bản lý lịch (CV) của bạn. CV là bản mô tả chung về kinh nghiệm và các trình độ bằng cấp khác của cá nhân. Hầu hết các công việc đăng quảng cáo đều bao gồm bản mô tả công việc và phác thảo những kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ và các phẩm chất cá nhân cần thiết để thực hiện vai trò này. Hãy đảm bảo rằng bạn nêu bật những điều này trong CV của mình. Thông thường các CV ở Úc không yêu cầu gửi ảnh của ứng viên, vì thế nếu như điều này không được yêu cầu cụ thể thì đừng đưa ảnh vào.
Nhiều mô tả công việc yêu cầu có thư xin việc, đây là lá thư dài tối đa 1 trang gửi kèm CV của bạn. Đây là thư giới thiệu nhằm "quảng cáo" bản thân bạn và để chứng minh rằng bạn là người phù hợp nhất với công việc này. Mỗi khi xin việc bạn cần viết một lá thư xin việc khác nhau, trả lời trực tiếp mô tả công việc hoặc quảng cáo công việc.
Đảm bảo kiểm tra ngày hết hạn nộp hồ sơ và cho bản thân nhiều thời gian. Cố gắng gửi hồ sơ sớm vì điều này tạo ra ấn tượng tốt, và đôi khi những nhà tuyển dụng bắt đầu xem xét CV sớm. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đưa vào tất cả những gì được yêu cầu trong quảng cáo công việc – nếu còn thiếu thứ gì (ví dụ như người giới thiệu, thư xin việc, các giấy tờ bổ sung khác); thì hầu như nhà tuyển dụng sẽ không xét đến hồ sơ xin việc của bạn.
Đừng quên giữ lại bản sao hồ sơ xin việc cho bản thân. Bạn sẽ cần nó để chuẩn bị và tham khảo nếu được mời phỏng vấn.
Interviews can be intimidating if you are not used to them.
Nếu chưa từng đến địa điểm này, bạn hãy thử đến đó và tính thời gian để bạn có đủ thời gian. Nếu điều này bất khả thi, hãy ra khỏi nhà để đi phỏng vấn sớm hơn cần thiết ít nhất nửa tiếng để tìm hiểu xem bạn cần đi đâu.
Lược trước qua các câu hỏi mà cuộc phỏng vấn có thể hỏi với bạn bè.
Cân nhắc vị trí mà bạn ứng tuyển và ăn mặc phù hợp. Với công việc văn phòng, bạn hãy mặc đồ công sở; đối với các công việc khác, hãy đảm bảo bạn mặc đồ sạch sẽ, gọn gàng và bình dị. Hãy cực kì thận trọng với ngoại hình của mình.
Sắp xếp túi xách gồm hồ sơ xin việc, CV và danh sách các câu hỏi mà bạn muốn hỏi. (Bạn có thể mang theo các giấy tờ khác, ví dụ như thư giới thiệu và danh mục công việc nếu bạn cho rằng chúng phù hợp.)
Đến sớm ít nhất 15 phút. Điều này không chỉ có nghĩa là bạn sẽ được thư giãn hơn mà nó còn có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng cách chứng minh các kỹ năng tổ chức của mình. Nếu đến muộn, bạn hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt.
Bạn chắc sẽ không muốn điện thoại di động của mình reo đúng vào lúc quan trọng của cuộc phỏng vấn chứ.
Nói thật về những thành quả, kỹ năng và kinh nghiệm trước đây của mình, nhưng đừng bao giờ chỉ trích công ty cũ.
Nói tự tin và trả lời ngắn gọn, súc tích, thẳng vào vấn đề. Nếu không hiểu một câu hỏi nào đó, bạn hãy hỏi lại cho rõ. Bạn có thể dành một chút thời gian để cân nhắc câu trả lời của mình.
Phỏng vấn là quá trình hai chiều. Hãy đặt câu hỏi để đảm bảo rằng công việc này sẽ phù hợp với mình và để tìm hiểu thêm nó liên quan đến những cái gì.
Ai cũng hồi hộp cả, vì thế bạn hãy hít thở sâu và cố gắng tận hưởng trải nghiệm này. Thậm chí nếu không thành công thì nó cũng là một sự tập luyện tốt.