Ngân hàng

Quản lý tài chính của mình

Hiểu về tài chính của mình, mở tài khoản ngân hàng và lập kế hoạch chi tiêu là những phần quan trọng của cuộc sống du học sinh ở New South Wales. Sinh sống bằng thu nhập của du học sinh có thể khó khăn (đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn sống xa nhà). Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn kiểm soát tài chính của mình.

Đồng tiền Úc

Đơn vị tiền tệ cơ bản là đồng đô-la Úc (AUD hoặc A$) và một đô-la ($1 là 100 xu). Tiền giấy bằng plastic, màu sáng và được phát hành dưới các mệnh giá $5, $10, $20, $50 và $100. Về tiền xu, chúng tôi có 5 xu (hoặc c), 10c, 20c, 50c, $1 và $2. Các đồng xu 1c và 2c đã ngừng phát hành từ năm 1990.

Khi trả bằng tiền mặt, giá hàng hoá và dịch vụ được 'làm tròn lên' hoặc 'làm tròn xuống' đến 5 xu gần nhất. Ví dụ, bạn sẽ trả $1.95 bằng tiền mặt cho một món đồ giá $1.97 nhưng phải trả $2 cho món hàng có giá $1.99. Nếu thanh toán bằng phương tiện điện tử như thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản, giá sẽ không được làm tròn lên hoặc xuống; bạn sẽ trả đúng số tiền.

Lập kế hoạch chi tiêu

Bạn nên lập kế hoạch chi tiêu hàng tuần hoặc hàng tháng bao gồm các nguồn thu nhập khả dĩ như:

  • Hỗ trợ từ gia đình
  • Tiết kiệm
  • Việc làm bán thời gian

Sau đó bạn có thể so sánh với chi tiêu hàng tuần để đảm bảo mình có đủ tiền để sinh sống, học tập và tận hưởng thời gian ở NSW.

Bạn có thể tìm thấy thông tin hữu ích về cách lập kế hoạch chi tiêu tại trang web Money Smart trong đó có một bộ tính toán các chi tiêu hữu dụng.

Các ngân hàng ở NSW

Úc có ngành ngân hàng đa dạng và cạnh tranh, và các ngân hàng đều do Chính phủ Úc giám sát. Hầu hết cư dân Úc đều có tài khoản giao dịch hoặc tiết kiệm được kết nối với thẻ trừ thẳng từ tài khoản hoặc thẻ tín dụng.

EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point of Sale): Người dân Úc ngày càng sử dụng thanh toán điện tử qua EFTPOS nhiều hơn cho các món hàng cơ bản và thanh toán trừ thẳng từ tài khoản. Thông thường thanh toán bằng EFTPOS không mất phí; tuy nhiên, có thể áp dụng mức chi tiêu tối thiểu, ví dụ như $10.

ATMs (Automatic Teller Machines): Bạn sẽ thấy các máy ATM được đặt tại hầu hết các địa điểm công cộng, và nhiều trường học cũng có máy ATM trong khuôn viên trường. Các máy ATM ở Úc thường tính phí nếu bạn dùng thẻ của ngân hàng khác trên máy ATM đó.

Phí ngân hàng: Tất cả tài khoản ngân hàng ở Úc đều bị chịu một loại phí nào đó – bạn hãy hỏi ngân hàng của mình về những loại phí này. Tuy nhiên, có nhiều ngân hàng cung cấp các tài khoản mà không tính phí duy trì tài khoản hoặc các phí duy trì số dư tối thiểu.

Thẻ tín dụng: Nếu thẻ tín dụng của bạn có dấu hiệu Maestro hay Plus ở mặt sau thì bạn có thể sử dụng thẻ đó ở Úc. Một số giao dịch thẻ tín dụng sẽ bị tính phí, thông thường là tính theo phần trăm của hoá đơn cuối cùng (ví dụ, 1.5%).

Ngoài ra, đừng quên là bạn có thể bị tính thêm phí mỗi lần bạn dùng thẻ của nước nhà ở Úc. Một số ngân hàng có thể miễn các loại phí này, do đó bạn cần tìm hiểu xem những ngân hàng nào miễn phí.

Ngân hàng trực tuyến: Hầu hết các ngân hàng cho phép bạn truy cập vào tài khoản thông qua internet.

Mở tài khoản: Để mở tài khoản ngân hàng, bạn sẽ cần:

  • Electronic Confirmation of Enrolment (eCoE)
  • Hộ chiếu và các hình thức giấy tờ chứng minh khác (những loại giấy tờ này khác nhau phụ thuộc vào mỗi ngân hàng)
  • Thư mời học từ trường của bạn
  • Australian Tax File Number (TFN) bạn có thể xin Australian Tax Office (ATO) cấp số hồ sơ thuế này

Giờ mở cửa: Hầu hết các ngân hàng đều mở từ thứ Hai đến thư Sáu, từ 9:30 sáng đến 4:00 chiều (mặc dù một số ngân hàng cũng mở cửa vào sáng thứ Bảy).

Tài khoản sinh viên/học sinh: Một số ngân hàng có cung cấp tài khoản sinh viên/học sinh đặc biệt không mất phí hoặc có mức phí thấp, vì thế hãy hỏi về lựa chọn này.

Chuyển tiền từ nước ngoài: Có thể chuyển tiền thông qua Chuyển tiền điện tử (EFT) vào tài khoản ngân hàng ở Úc của bạn. Việc này thông thường mất từ 1 đến 10 ngày.

Banking Ombudsman (Thanh tra Ngân hàng)

Thanh tra Dịch vụ Ngân hàng và Dịch vụ Tài chính Úc (Australian Banking and Financial Services Ombudsman) giúp cá nhân và doanh nghiệp nhỏ giải quyết các khiếu nại liên quan đến tất cả dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp.

Để biết thêm thông tin về thanh tra ngân hàng, truy cập: www.fos.org.au hoặc gọi số 1300 780 808.


The Australian currency

The basic unit of currency is the Australian dollar (AUD or A$) and there are 100 cents in one dollar ($1). Bank notes are plastic, brightly coloured and issued in $5, $10, $20, $50 and $100 denominations. As for coins, we have 5 cents (or c), 10c, 20c, 50c, $1 and $2. 1c and 2c coins were discontinued in 1990.

When paying with cash, prices of goods and services are 'rounded up' or 'rounded down' to the nearest 5 cents. For example, you would pay $1.95 in cash for an item priced $1.97, but $2 for an item priced $1.99. If paying by an electronic method such as a credit card or bank transfer, the price would not be rounded up or down; you pay the exact amount.


Make a budget

It is a good idea to work out a weekly or monthly budget that includes all your possible income from sources such as:

  • Family support
  • Savings
  • Part-time work

You can then compare this against your weekly spend to make sure you have enough money to live, study and enjoy your time in NSW.

You can find useful information on how to plan your expenses at the Money Smart website, which includes a useful budget calculator.


Banks in NSW

There is a diverse and competitive banking industry in Australia, and banks are regulated by the Australian Government. Almost all Australian residents maintain a transaction or savings account with a linked debit or credit bankcard.

EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point of Sale): Australians increasingly use electronic payments through EFTPOS for basic purchases and debit payments. There is usually no charge for paying by EFTPOS; however there may be a minimum spend, such as $10.

ATMs (Automatic Teller Machines): You will find ATMs in most public places, and many education providers have ATMs on campus. ATMs in Australia will usually charge a fee if the card you use belongs to a different bank to that of the ATM.

Bank charges: All bank accounts in Australia are subject to bank charges of some kind – ask your bank about these. However, there are many banks which offer accounts without account keeping fees or with minimal charges.

Credit cards: If your credit card has a Maestro or Plus sign on the back, you will be able to use that card in Australia. Some credit card transactions will attract a fee, generally a percentage of the final bill (for example, 1.5%).

Also, do not forget that you may be charged extra fees each time you use a card from your home country in Australia. Some banks may waive these fees, so it is worth investigating which banks do this.

Internet banking: Most banks enable you to access your account via the internet.

Opening an account: To open a bank account you will need:

  • Your Electronic Confirmation of Enrolment (eCoE)
  • Your passport and other forms of identification (these vary depending on the banking institution)
  • A letter of offer from your education provider
  • Your Australian Tax File Number (TFN), available from the Australian Tax Office (ATO).

Opening hours: Most banks are open Monday to Friday, from 9.30am to 4.00pm (although some are also open on Saturday mornings).

Student accounts: Some banks offer special student accounts with no or low fees, so ask about this option.

Transferring money from overseas:  Money can be sent via Electronic Funds Transfer (EFT) to your Australian bank account. This usually takes between 1 and 10 days.


Banking Ombudsman

The Australian Banking and Financial Services Ombudsman helps individuals and small businesses to resolve complaints concerning all financial services provided by banks.

For more information on the banking ombudsman, visit: www.fos.org.au or call 1300 780 808.